Những điều cần biết về kỹ thuật phơi sáng dài
Phơi sáng dài là một kỹ thuật rất phổ biến giúp bạn có những bức ảnh phong cảnh ấn tượng như cảnh bình minh, hoàng hôn, cảnh biển, thành phố về đêm, bầu trơi sao,… Dưới đây là 8 điều mà bạn nên biết để áp dụng phơi sáng dài tốt hơn.
PHƠI SÁNG DÀI CÓ THỂ GÂY ẢNH HƯỞNG TỚI CẢM BIẾN
Rất nhiều người khi mới sử dụng máy ảnh DSLR đã được cảnh báo vấn đề này. Nhưng có một sự thật rằng, có hàng trăm nhiếp ảnh gia thường xuyên phơi sáng dài trên máy ảnh của mình hàng ngày, và các máy ảnh của họ có tuổi thọ ngang hoặc thậm chí bền hơn các máy ảnh khác. Đó là do khi bạn chụp liên tục, các bộ phận hoạt động sẽ tạo áp lực lên bộ màn chập, các bộ phận sử dụng khiến chúng chóng hỏng hơn.
CHỈ PHƠI SÁNG DÀI KHI TRỜI TỐI
Phơi sáng dài không chỉ áp dụng khi trời tối mà đôi lúc, chúng ta cần phải phơi sáng dài ngay cả vào ban ngày, kể cả khi mặt trời lên trên đỉnh. Lúc này, bạn sẽ cần công cụ hỗ trợ là các filter ND như ND400, ND1000 để có thể ghi lại các chuyển động mượt mà nhất.
PHƠI SÁNG DÀI CÓ THỂ LÀM GIẢM HIỆN TƯỢNG NHIỄU HẠT
Nếu bạn phơi sáng dài dưới 1 phút, hiện tượng nhiễu hạt xuất hiện rất ít và không đáng kể. Nhưng nếu từ hơn 1 phút, tùy thuộc vào nhiệt độ mà độ nhiễu hạt sẽ xuất hiện nhiều hay ít. Một máy ảnh DSLR khi phơi sáng 5 phút với bầu trời mùa hè sẽ cho chất lượng ảnh rất tệ do hiện tượng nhiễu hạt.
Đây là lý do tại sao khi chụp ảnh bầu trời sao, chúng ta thường phải phơi sáng thành nhiều tấm rồi ghép chúng lại với nhau.
PHƠI SÁNG CÀNG DÀI THÌ ẢNH CÀNG ĐẸP
Đây là nhận định rất sai lầm. Một bức ảnh phơi sáng đẹp cần phụ thuộc vào bạn đang chụp điều gì, khoảng cách, gió và một vài yếu tố khác. Với cảnh biển, bạn muốn chụp lại chuyển động của nước thì thời gian phơi sáng ngắn sẽ cho độ chi tiết cao hơn so với thời gian dài. Với thác nước và biển, bạn nên để thời gian phơi sáng là 2 giây sẽ cho kết quả tốt hơn. Phơi sáng dài chỉ sử dụng khi bạn muốn tạo hiệu ứng mặt nước nhìn mềm như lựa.
KHÉP KHẨU CÀNG SÂU CÀNG TỐT
Rất nhiều nhiếp ảnh gia khi mới phơi sáng đều khép khẩu tối đa để thời gian phơi sáng lâu hơn. Tuy nhiên do hiện tượng nhiễu xạ, khép khẩu quá sau sẽ khiến chất lượng ảnh bị giảm và làm độ nét giảm. Bạn nên khép khẩu xuống f/11 để đạt kết quả tốt nhất. Chỉ trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn mới nên khép khẩu sâu hơn.
CÁC PHỤ KIỆN CẦN THIẾT KHI PHƠI SÁNG DÀI
Ngoài tripod là yếu tố bắt buộc khi phơi sáng dài. Bạn còn cần thêm một dây bấm mềm hoặc một điều khiển từ xa để không chạm tay vào máy trong quá trình chụp. Dù chỉ một tác động nhỏ nhất khi bắt đầu chụp cũng khiến ảnh bị nhòe, mờ và giảm độ độ nét. Và khi không sử dụng dây bấm mềm, bạn chỉ có thể phơi với thời gian tối đa là 30 giây, vì vậy nếu muốn phơi với thời gian lâu hơn, bạn nên trang bị dây bấm mềm cho mình.
Ngoài ra, để tránh tác động của gió, bạn nên tận dụng thêm một thứ gì đó nặng để giữ chân máy được chắc chắn hơn khi chụp ảnh.
THỜI LƯỢNG PIN
Khi bạn phơi sáng dài, lượng pin sẽ sụt rất nhanh. Vì vậy bạn nên mang theo từ 1 đến 2 viên pin dự phòng trong trường hợp cần phới sáng nhiều và liên tục.
CHẾ ĐỘ KHỬ NHIỄU CỦA MÁY
Với các máy ảnh đời mới, thường sẽ có 2 tính năng khử nhiễu hạt là “long exposure noise reduction” và “high ISO noise reduction”. Với tính năng thứ nhất, bạn nên đặt là “On” hoặc “Auto” nếu bạn chỉ phơi sáng bằng một lần chụp duy nhất. Lúc này máy ảnh sẽ tự động đóng màn chập trong 1 vài giây rồi tìm các vùng “đen” trong bức ảnh để lồng với bức ảnh bạn trước đó.
Với lựa chọn thứ 2,lựa chọn chỉ này áp dụng cho file ảnh JPG và tương tự như các ứng dụng khử nhiễu khác trên máy tính nên bạn có thể tắt khi cảm thấy không cần thiết.
>> Xem thêm Voucher Chụp Ảnh Đẹp
Khám phá bộ ảnh
Tin liên quan
- Báo giá chụp ảnh tốt nghiệp Đại Học
- Những điều cần biết về kỹ thuật phơi sáng dài
- Top Studio cho thuê không gian chụp ảnh Tại Hà Nội
- Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
- Địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội
- Du lịch Hồ Gươm
- Tạo dáng chụp ảnh trước gương nữ
- Top 10 đơn vị chụp ảnh sự kiện tại Hà Nội
- Top studio chụp ảnh doanh nhân đẹp nhất tại Hà Nội