Học chụp ảnh bằng điện thoại
Học chụp ảnh bằng điện thoại, Cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại đẹp lung linh
Học chụp ảnh bằng điện thoại. Cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại như thế nào? Smartphone trở nên phổ biến, các tính năng của chúng, đặc biệt là camera, vẫn luôn được cải tiến không ngừng. Camera độ phân giải cao, khả năng chụp góc rộng, cùng nhiều tính năng như một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Thế nhưng, một chiếc máy tốt là chưa đủ, 10+ kĩ năng chụp ảnh được giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn có những bức ảnh như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
Tại sao nên tự học chụp ảnh?
Tự học chụp ảnh mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số lý do giải đáp cho thắc mắc tại sao bạn nên tự học chụp ảnh:
- Tự do thể hiện và khám phá đam mê của mình: Khi bạn tự học chụp ảnh, bạn có thể tự do thể hiện ý tưởng và sáng tạo của mình thông qua ống kính. Bạn có thể khám phá các phong cảnh, chủ đề và phong cách chụp ảnh mà bạn quan tâm, tạo ra những bức ảnh mang phong cách riêng của mình.
- Tự kiểm soát quá trình học: Tự học chụp ảnh cho phép bạn kiểm soát toàn bộ quá trình, từ việc lựa chọn thiết bị, cài đặt máy ảnh, cách sử dụng ánh sáng cho đến chỉnh sửa ảnh. Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng tổ chức, tư duy phân tích và nâng cao khả năng quản lý công việc
- Tiết kiệm chi phí: Tự học chụp ảnh cho phép bạn tiết kiệm chi phí thuê người chụp hay tham gia các khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp. Bạn có thể tự mua thiết bị phù hợp với ngân sách, sau đó tự tìm hiểu qua các tài liệu, video hướng dẫn trực tuyến miễn phí.
- Linh hoạt thời gian: Tự học chụp ảnh giúp bạn tự điều chỉnh thời gian học tập và thực hành theo sở thích và lịch trình của riêng mình. Bạn có thể chụp ảnh bất cứ lúc nào bạn muốn, tạo điều kiện thuận lợi để nắm bắt những khoảnh khắc đặc biệt và phát triển kỹ năng của mình một cách linh hoạt.
Kỹ thuật chụp ảnh bằng điện thoại đẹp
Lại gần đối tượng
Tất cả chúng ta đều biết rằng zoom kĩ thuật số sẽ giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn. Nhưng với điện thoại di động tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải của tấm ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất. Tuy nhiên không nên lại quá gần , bạn sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng.
Lấy sáng đối tượng
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp, nhất là với các bức ảnh chụp từ điện thoại di động. Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà bạn còn phải để ý xem bố cục ánh sáng như thế nào để có bức hình phù hợp. Vẻ đẹp của 1 tấm ảnh từ điện thoại di động chính là sự đơn giản, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần giúp chọn ánh sáng cho khung cảnh bạn muốn chụp.
Đặc biệt với những chiếc điện thoại có độ phân giải thấp cần chú ý đến góc cạnh và độ mạnh của ánh sáng nhất là khi đang ở ngoài trời. Với những điện thoại có độ phân giải lớn hơn, nên chọn những chế độ thích hợp với mỗi loại ánh sáng khác nhau như hoàng hôn, bóng râm, đèn trong nhà và ngoài trời, chụp ảnh qua cửa sổ từ 1 chiếc xe đang chạy trên đường vào 1 buổi chiều…
Giữ điện thoại thật vững
Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Khi bạn nhấn nút chụp, điện thoại sẽ bị rung chút ít khiến cho tấm hình mờ đi. Hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu được thì hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý là các loại điện thoại máy ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn, từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp. Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.
Chỉnh cân bằng sáng
Việc này chỉ dành cho một số điện thoại camera cao cấp vì các dòng thấp hơn không có các thiết lập chuyên sâu. Thường thì chế độ cân bằng sáng được đặt ở chế độ Auto (tự động), nhưng nếu bạn không hài lòng với “sản phẩm”, có thể thử theo cách mà các nhiếp ảnh gia vẫn làm:
- Đặt tấm giấy trắng trước mặt. - Vào chế độ chụp của điện thoại. - Nhìn vào tấm giấy trắng trên màn hình.
- Nếu tấm giấy quá tối (vàng hay đỏ…), vào thiết lập cân bằng sáng và thử các mục lựa chọn cho đến khi tấm giấy trông gần trắng nhất.
Luôn giữ ống kính sạch sẽ
Không có gì ngạc nhiên khi ống kính trên điện thoại di động có những dấu tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy chắc rằng ống kính của bạn sẽ được lau sạch sẽ trước khi bấm máy. Đồng thời hãy đảm bảo nắp chặt ống kính khi không sử dụng (nếu bạn thực sự đam mê chụp hình bằng dtdd hãy mua loại có nắp bảo vệ ống kính)
Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp hình ai, cố gắng để máy chụp hình ngang với mắt của người đó, để khai thác hết cái nhìn và nụ cười của họ. Đặc biệt, khi chụp trẻ con, nhớ khum người xuống cho ngang ngang với chiều cao của trẻ. Không nhất thiết phải bắt đối tượng nhìn chằm chằm vào máy ảnh, hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng.
Chụp thật nhiều
Có vẻ khá tốn công khi lựa ảnh nhưng thao tác này sẽ giúp bạn có nhiều khoảnh khắc tuyệt vời được lưu giữ hơn. Bạn nên chụp nhiều hơn một tấm ở các góc chụp và ánh sáng khác nhau để tìm ra tấm ảnh đẹp nhất. Nên nhớ, ảnh nhìn trên màn hình điện thoại có thể long lanh song khi đổ ra máy tính lại trông khá khác biệt, nếu không muốn nói một trời một vực.
Chọn ánh sáng thích hợp
Làm thế nào để chụp ảnh đẹp bằng điện thoại?
- Cần tận dụng nguồn sáng để giúp khung hình của bạn sáng hơn, chọn điểm lấy nét phù hợp, và tốt nhất là bạn hạn chế chụp ngược sáng nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ chuyên nghiệp điều này. Nếu ánh sáng phát ra từ sau đối tượng, bản thân đối tượng trong tấm ảnh sẽ rất tối, mờ và các phần khác có thể bị lóa
Nguyên tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh
Để có những bức ảnh đẹp, trước tiên bạn cần nắm được các nguyên tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh. Điều này không phân biệt bạn dùng điện thoại iPhone hay Android. Vì vậy hãy tham khảo các nguyên tắc này đầu tiên để có một bức ảnh ưng ý nhé!
Nguyên tắc 1/3
Đây có thể xem là nguyên tắc "kinh điển" nhất, và cũng đơn giản nhất để chụp ảnh bằng điện thoại đẹp.
- Nguyên tắc:
+ Chia khung hình thành 9 ô
+ Đặt các đối tượng vào một trong 4 điểm mà các đường phân chia giao nhau
- Tác dụng: Bức ảnh thu hút, cân đối và tập trung hơn vào chủ thể
- Một số mẹo áp dụng:
+ Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh
+ Mỗi khung hình chỉ nên có 1 điểm mạnh, và chúng cần được đặt tại tọa độ 1/3 rộng x 1/3 cao
Nguyên tắc đường chéo và hình tam giác
Để thực hiện cách chụp ảnh đẹp bằng điện thoại thành công, nguyên tác đường chéo và hình tam giác là một trong số những nguyên tắc bạn không nên bỏ qua.
- Các đường ngang và dọc tạo cảm giác ổn định. Ngược lại, đường chéo và hình tam giác khiến bức hình trở nên kịch tính, táo bạo và thú vị hơn.
- Các đường chéo, tam giác khi hội tụ về cùng một điểm khiến bức ảnh có chiều sâu hơn.
Sử dụng các đường cong
- Đường cong trong bố cục tạo cảm giác hiệu ứng ảnh chuyển động tốt hơn.
- Mắt người xem sẽ đi theo các đường cong, khiến họ cảm thấy họ đang ở trong một hành trình có điểm đến nằm ngoài bức ảnh, và đang thực sự "du lịch" trong chính bức ảnh của bạn.
Nguyên tắc đối xứng
Nguyên tắc này là sự lựa chọn hoàn hảo đối với các sự vật, cảnh vật đối xứng hai bên.
Ví dụ:
- Kiến trúc
- Hình ảnh sự vật & ảnh phản chiếu của chúng (qua gương, mặt nước,..)
Các đường thẳng dẫn lối
- Bố cục này rất thích hợp với các cảnh vật đối xứng.
- Các đường thẳng hướng mắt bạn tới sự vật trung tâm, dường như bạn đang thực sự đi về phía chúng.
Quy tắc số lẻ
Trong bố cục nhiếp ảnh, số lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn. Bởi khi các sự vật ở số chẵn, người nhìn sẽ bị phân tâm, không biết nên tập trung vào điều gì.
Tất nhiên cũng sẽ có ngoại lệ. Ví dụ khi chụp các kiến trúc đối xướng, và muốn tạo sự cân đối trong bức ảnh, bạn có thể sử dụng số chẵn để tăng thêm hiệu quả.
Không đứng quá xa đối tượng
Nguyên tắc này không trái với yêu cầu “Dùng toàn bộ khung hình”. Nếu bạn phải chụp một đối tượng nhỏ, sự rõ nét cần được đảm bảo và lúc này khoảng cách phải đủ gần, từ 90 cm – 1,2 m
Không nên dùng zoom
Không như máy ảnh thông thường dùng zoom quang, máy ảnh trên điện thoại phần lớn sử dụng zoom kỹ thuật số. Hiệu ứng của zoom kỹ thuật số làm giảm kích thước ảnh và khiến ảnh trông nhiều muỗi hơn, đặc biệt với các điện thoại tầm thấp. Bạn có thể hạn chế được điều này bằng cách tiến gần hơn đến chủ thể cần chụp và tránh zoom khi không cần thiết.
Thử nghiệm các ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh của bên thứ ba.
Làm thế nào để chụp ảnh đẹp bằng điện thoại?
Trong trường hợp không quá vội vàng, bạn nên thử nghiệm các tiện ích hỗ trợ chụp ảnh từ các nhà phát triển ứng dụng khác giúp can thiệp vào và làm đẹp đối tượng hơn như Ava, Camu…
Học cách dùng các phần mềm chỉnh sửa
Mặc dù hiện nay có nhiều điện thoại có chức năng chỉnh sửa ảnh và tiện lợi như camera 360 độ, thì bạn nên chờ và sửa những bức ảnh đó trên máy tính thì sẽ có kết quả tốt hơn. Việc này sẽ giúp bạn thực hành được nhiều trong việc chỉnh sửa lại bức ảnh. Nên nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để có một tấm ảnh ưng ý, vì vậy các phần mềm chỉnh sửa là biện pháp hữu hiệu.