Chụp ảnh chân dung nghệ thuật
 

Chụp ảnh chân dung nghệ thuật


Chụp ảnh chân dung nghệ thuật. Hướng dẫn cách chụp ảnh chân dung đẹp dành cho Photographer. Ảnh chân dung nghệ thuật là thể loại ảnh rất đặc biệt bởi nguồn cảm hứng mà nó đem lại. Vẻ đẹp của con người là vẻ đẹp đặc biệt nhất.


=>> THAM GIA NHÓM ẢNH ĐẸP VIỆT NAM TẠI ĐÂY

ảnh chân dung nghệ thuật

Chụp ảnh chân dung nghệ thuật. Để có được một bức ảnh chân dung thu hút người xem đòi hỏi người chụp phải có những kỹ năng, kiến thức, khiếu thẩm mỹ nhất định. Vậy có những cách chụp ảnh chân dung đẹp nào hiện nay được giới trẻ yêu thích. Những yếu tố nào cấu thành nên một bức ảnh chân dùng đẹp?

Ảnh chân dung là gì?

Ảnh chân dung là một loại hình ảnh mà người thợ chụp hình tập trung vào việc ghi lại diện mạo và biểu cảm của một người hoặc một nhóm người. Nó tập trung vào khuôn mặt và những đặc điểm cá nhân của người được chụp.

Ảnh chân dung thường thể hiện sự cá nhân hóa và thể hiện tính cách, cảm xúc và cái nhìn về con người trong khung hình. Loại ảnh chân dung có thể được chụp trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm chụp hình chân dung chuyên nghiệp, tự chụp hình (selfie) hoặc chụp hình nhóm.

- Ảnh chân dung cá nhân: gồm 2 loại là ảnh chân dung dàn dựng và ảnh chân dung tự nhiên.

- Ảnh chân dung dàn dựng: là thể loại ảnh có sự bố trí, sắp đặt khi chụp. Với ảnh chân dung dàn dựng, người chụp sẽ được chủ động về kỹ thuật và thời gian trong phòng chụp hoặc ngoài trời. Để chụp được một bức chân dung dàn dựng đẹp, ngoài sự thành thạo về kỹ thuật và nhạy bén về thị giác, thì mối tương quan giữa nhà nhiếp ảnh và người được chụp là vô cùng quan trọng, bởi họ sẽ cùng tham gia vào quá trình sáng tạo. Một bức ảnh thành công là bức ảnh đạt được dáng vẻ tự nhiên, không nhìn thấy dấu vết của sự dàn dựng.

Về kỹ thuật, chụp ảnh chân dung không nhất thiết phải dùng những kỹ thuật phức tạp hay bố cục phá cách. Một bức ảnh chân dung đẹp là khi người chụp có thể “chộp” được một trạng thái thích hợp trên nét mặt của người được chụp, bởi đối với ảnh chân dung, điểm nhấn quan trọng nhất vẫn là khuôn mặt. Việc nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ vào điểm nào trên gương mặt của người được chụp sẽ tùy thuộc vào mục đích của người chụp là muốn làm đẹp cho chủ thể hay làm nổi bật cá tính của họ. Đặc biệt, với những bức ảnh chân dung toàn thân hoặc ¾ chiều cao thì cần đặc biệt chú ý đến hai bàn tay,

Ảnh chân dung tự nhiên (informal portrait): là thể loại ảnh không cần phải bố trí sắp đặt khi chụp. Tuy nhiên, loại ảnh này cũng đòi hỏi người chụp phải có nhiều kỹ năng, đặc biệt là luôn phải nhạy bén để kịp thời bắt đúng được một tư thế đẹp hay một vẻ mặt độc đáo của chủ thể trước khi các trạng thái đó biến mất. Ngoài ra, để tăng thêm tính thông tin và tính thẩm mỹ cho bức ảnh, người chụp có thể yêu cầu chủ thể bức ảnh làm một công việc hay một thao tác nào đó vốn quen thuộc với họ, như vậy sẽ giúp họ tự nhiên hơn.

Trong ảnh chân dung tự nhiên, hậu cảnh là một nhân tố không thể thiếu. Nếu như ở trong studio, hậu cảnh chỉ đóng vai trò thứ yếu nhằm tôn người được chụp lên, thì trong đời thường, dù cho nó có bị mờ nhòe đi thì vẫn không thể tách rời khỏi chủ thể.

Xem thêm: Ảnh chân dung nghệ thuật

Nghệ thuật chụp ảnh chân dung cần đảm bảo những gì?

Ảnh chân dung là dạng nhiếp ảnh được sử dụng với mục đích là ghi lại chân dung của một người bất kỳ. Một bức ảnh chân dung thành công sẽ vừa lột tả được vẻ bề ngoài của bộ mặt, vừa biểu hiện được thế giới nội tâm của người được chụp.

Ảnh chân dung Được xem là nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp về cách sắp xếp bố cục và tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, chụp ảnh chân dung phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Với một bộ ảnh chân dung đẹp phải đảm bảo những yếu tố cơ bản sau:

Cảm xúc của chủ thể

Ảnh chân dung là ảnh về con người. Chủ thể trong bức ảnh đóng vai trò rất quan trọng. Trong thực tế, các nhiếp ảnh gia bắt trọn những khoảnh khắc tự nhiên của một người nào đó và đem lại một bức ảnh chân dung đầy tính nghệ thuật. Thế nhưng với những bức ảnh chân dung có sự sắp đặt thực sự rất khó. Chủ thể phải có một tâm trạng tốt, phải nói là có thể “diễn sâu” nhất có thể. Dựa vào concept họ phải thể hiện nét mặt, tâm trạng và cả tư thế cho phù hợp. Việc lột tả qua ánh mắt, nụ cười, nét mặt phải thật sự có cảm xúc thật trong đó mới tránh được một bức ảnh chân dung “vô hồn”.

Địa chỉ chụp ảnh chân dung đẹp ở Hà Nội

TT Studio, Studio chụp ảnh chân dung đẹp Hà Nội

TT Studio là một trong những studio chụp ảnh chân dung nổi tiếng tại Hà Nội. Với đội ngũ nhiếp ảnh gia trẻ, sáng tạo và giàu kinh nghiệm, TT Studio mang đến cho khách hàng những bức ảnh chất lượng cao và độc đáo. Với chất lượng dịch vụ hàng đầu và các gói sản phẩm linh hoạt, TT Studio đáng để khám phá.

Với phong cách tạo dáng tự nhiên và tinh tế, TT Studio là một trong những địa chỉ hàng đầu cho chụp ảnh chân dung ở Hà Nội. Từ cách sắp đặt ánh sáng đến cách tạo dáng, đội ngũ nhiếp ảnh gia của TT Studio đều mang đến những gợi ý và lời khuyên tốt nhất cho khách hàng.

Hướng dẫn cách chụp ảnh chân dung đẹp dành cho Photographer

Nếu bạn mới tiếp xúc với nhiếp ảnh và đang tìm hiểu về cách chụp ảnh chân dung đẹp thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây của anhdepvietnam. Đây là những tips đơn giản, cơ bản nên rất dễ thực hiện.

Chụp Ảnh chân dung chụp từ ngực trở lên

Ảnh chụp từ ngực trở lên là kỹ thuật được sử dụng trong chụp ảnh chân dung làm cho đối tượng của bạn trông trẻ và hấp dẫn hơn. Khi chụp ảnh chân dung kiểu này, bạn cần chú ý là chụp từ một góc hơi cao hơn một chút và đảm bảo khuôn mặt được chiếu sáng nhẹ nhàng.

Một số người sẽ mắc sai lầm về việc chọn phông nền khi chụp ảnh chân dung. Họ nghĩ rằng chọn phông sáng sẽ giúp chân dung sáng và hấp dẫn hơn nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại vì ánh sáng hắt từ phía sau sẽ khiến mặt tối đi, độ hấp dẫn giảm xuống.

Để chủ thể bức ảnh trắng hơn, bạn nên đặt một bức tường màu trắng ở phía đằng trước đối tượng chụp thay vì đặt ở phải phía sau. Cho dù bạn đang sử dụng ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng nhân tạo, bức tường sẽ đóng vai trò như tấm phản quang, ánh sáng dội lại từ nó sẽ dịu đi nhưng đủ làm sáng khuôn mặt của đối tượng mà không tạo ra bóng gắt hay dư sáng.

Chụp ở một nơi có ánh sáng tốt

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra bức ảnh chân dung đẹp. Chụp nơi ánh sáng tốt, làn da của người mẫu trông sẽ mượt mà và sáng hơn vì ánh sáng tự nhiên phản chiếu vào.

Cách cơ bản nhất để làm cho làn da trông rạng rỡ là bạn sử dụng một tấm high-key bằng cách dội một nguồn sáng dịu nhưng sáng (không có màu vàng hay tối) vào khuôn mặt của mẫu ảnh. Lưu ý rằng cách này sẽ làm giảm bóng xuất hiện trên khuôn mặt và nhờ đó làm cho nó ít góc cạnh hơn, nhưng đổi lại, bạn sẽ sở hữu một làn da trông mượt mà và tươi tắn. Chiếu sáng từ góc này cũng dẫn đến ánh sáng phản chiếu trong mắt, làm cho người mẫu của bạn trông sinh động và có thần thái hơn.

Chụp ảnh chân dung cùng bàn tay

Đặt bàn tay gần mặt là cách nhiều người thợ chụp ảnh gợi ý cho khách hàng, người mẫu của mình thực hiện nhằm tạo khung hình cho khuôn mặt. Động tác này mang lại ảo giác khuôn mặt nhỏ hơn cũng như tăng thêm vẻ sống động cho dáng chụp.

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung đẹp được tiến hành như sau:

- Sử dụng hai bàn tay tạo thành hình chữ ‘V’. Đảm bảo rằng lòng bàn tay không tựa vào má vì việc đó sẽ ép vào mặt và làm cho khuôn mặt có vẻ mũm mĩm hơn. Dáng này thậm chí trông tự nhiên hơn nếu người mẫu tựa khuỷu tay lên ghế hoặc bàn.

- Sử dụng tấm tele của ống kính zoom và đặt máy ảnh cách xa một chút ở tầm cao hơn so với khuôn mặt.

Khi chụp ảnh từ ngực trở lên hoặc cận mặt, nghiêng đầu một chút (khoảng 5° so với trục tung) sẽ làm cho mẫu ảnh trở nên thân thiện và dễ gần hơn. Thực hiện kỹ thuật này, bạn sẽ sở hữu những bức ảnh chân dung mang nét đẹp tự nhiên.

Thần thái mẫu chụp ảnh

Không giống như những bức ảnh về phong cảnh hay chụp nhiều người trong khung hình, chụp ảnh chân dung đòi hỏi người mẫu phải có phong thái, biểu cảm tốt thì mới có thể cho ra bức ảnh cuốn hút người xem. Với những bạn mới tiếp xúc với ống kính chắc chắn sẽ còn gượng gạo và khó thể hiện cảm xúc tự nhiên, để mẫu thoải mái bạn hãy nói chuyện với họ và hướng dẫn họ cách tạo dáng cũng như biểu cảm khuôn mặt.

Bố cục chụp ảnh chân dung

Mục đích của bố cục bức ảnh là thu hút ánh mắt của người xem đến những chi tiết quan trọng như khuôn mặt của đối tượng và đặc biệt là đôi mắt. Có 2 quy tắc quan trọng là quy tắc 1/3 và chiều sâu.
- Quy tắc 1/3: Khoa học đã chứng minh, ánh mắt dễ bị thu hút nhất ở 4 điểm khác nhau trong một bức ảnh, đó là 4 điểm nối của những những đường kẻ chia bức ảnh làm 9 phần. Đặt đối tượng vào 4 điểm này trong khung hình sẽ thu hút ánh mắt của người xem một cách tự nhiên nhất.

Chiều sâu: Bức ảnh tĩnh thường ở dạng không gian 2 chiều nhưng nếu muốn tạo ra chiều sâu của bức ảnh thì bạn phải tạo ra không gian 3 chiều cho nó. Để làm điều đó phải có chiều sâu giữa các thành phần trong bức ảnh. Những yếu tố để tạo nên độ sâu của một bức ảnh đó là tiền, trung và hậu cảnh

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chụp ảnh chân dung đẹp. Hai ánh sáng cơ bản trong nhiếp ảnh là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo (như flash hay đèn trong nhà). Đối với chụp ảnh chân dung ngoại cảnh, bạn nên:

- Tận dụng tối đa và hiệu quả nguồn sáng cho bức hình, nên để khuôn mặt của mẫu quay về hướng của nguồn sáng, tránh chụp trời nắng gắt sẽ làm cho mẫu chói mắt hoặc hình bị lóa.

- Hai khung giờ vàng khi chụp ngoài trời là sáng sớm và lúc chiều tà, đấy là lúc đó ánh sáng nhẹ, không gắt nên sẽ làm ra những bức ảnh đẹp và nhẹ nhàng. Đặc biệt là khung giờ trước, sau một giờ khi mặt trời vừa mọc hoặc xuống chân núi. Tại thời điểm này, mặt trời đang ở chân trời nên ánh sáng sẽ có màu hổ phách, điều này giúp cho bức ảnh của bạn có màu sắc nhẹ nhàng và cuốn hút hơn.

Chọn Lens

Chọn lens có tiêu cự phù hợp rất quan trọng. Có nhiều vấn đề khi nói về tiêu cự nhưng trong ảnh chân dung thì cái quan tâm đầu tiên là độ méo của chủ thể. Lens có tiêu cự dài hơn, còn quyết định tới độ nông sâu của DOF. Lens 85 trên FF camera hay 50mm trên crop camera là một lựa chọn hợp lý cho chụp ảnh chân dung. Cả hai đều có độ rộng vừa đủ để để lấy khung cảnh và giữ một khoảng cách tới chủ thể để thấy thoải mái và cũng đủ hẹp để bố cục bức ảnh chân dung chặt chẽ hơn.

Lens fix 50mm và 85mm là những lens có độ mở lớn có thể chụp ảnh với thông số camera đa dạng hơn và nó rất quan trọng khi bạn muốn xóa bỏ background làm phân tán chủ thể.

Áp dụng màu sắc tương phản

Khi chụp ảnh chân dung bạn nên chọn những mẫu quần áo có độ tương phản với background bạn đang chụp, tránh trùng tông màu vì sẽ dẫn đến mẫu ảnh bị nhấn chìm cùng với phông nền. Mặt khác, trang phục nên có màu tương phản với màu da của mẫu vì như vậy sẽ làm nổi bật mẫu ảnh.

Một số lưu ý khi chụp hình chân dung đẹp

Chụp ảnh chân dung là kỹ thuật vừa khó vừa dễ, dễ vì nhiếp ảnh gia chỉ cần tập trung xử lý một chủ thể duy nhất trong bức hình. Còn khó là vì bạn sẽ phải căn góc sao cho có thể bắt được những đường nét đẹp nhất, những khoảnh khắc tự nhiên nhất của mẫu ảnh. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:

1. Lựa chọn máy ảnh phù hợp

Muốn chụp ảnh chân dung nữ đẹp, bạn nên sử dụng máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh mirrorless với ống kính có khả năng tạo nổi, giúp tạo ra chất lượng ảnh cao và khả năng chỉnh sửa ảnh dễ dàng. Đối với chụp hình chân dung thông qua điện thoại di động, bạn cần chọn một chiếc điện thoại với camera chất lượng cùng tính năng chụp ảnh chân dung vượt trội.

2. Sử dụng HDR để có những bức ảnh sáng đều và chi tiết

Chế độ HDR (High Dynamic Range) giúp cân bằng độ tương phản giữa khu vực sáng và khu vực tối trong khung hình. Điều này tạo ra ảnh chân dung chi tiết và rõ ràng hơn nên khi chụp ảnh chân dung bạn cần sử dụng chế độ HDR trong máy ảnh.

3. Áp dụng kỹ thuật chụp ảnh chân dung một phần ba

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung một phần ba là nguyên tắc căn chỉnh chủ thể chính ở một phần ba khung hình. Điều này giúp tạo sự cân đối và thu hút sự chú ý đến khuôn mặt và biểu cảm của mẫu ảnh.

4. Cầm thiết bị chụp ảnh bằng 2 tay để chống rung

Để tránh ảnh bị mờ do run tay, hãy cầm điện thoại bằng hai tay và nắm chặt để đảm bảo tính ổn định khi chụp. Nếu chưa tự tin, bạn có thể sử dụng chế độ chụp ảnh liên tục để có nhiều tùy chọn ảnh và tăng khả năng bắt được khoảnh khắc trọn vẹn.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các thiết bị chống rung hoặc chân đế dành cho máy ảnh hoặc điện thoại để tăng độ vững chắc cho thiết bị, giảm rung lắc trong suốt quá trình chụp ảnh.

5. Giữ sạch ống kính

Muốn chụp ảnh chân dung đẹp, bạn cần giữ cho ống kính sạch sẽ, hãy dùng một tấm khăn bông mềm để lau ống kính thường xuyên. Không dùng khăn cứng để lau ống kính vì việc này sẽ gây ra trầy xước ống kính. Bạn cũng không nên dùng nước lau ống kính vì nước sẽ dễ làm ẩm các bộ phận bên trong và gây hư hại thiết bị chụp ảnh.

6. Dùng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh

Sau khi chụp hình chụp chân dung, bạn nên dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để giúp bức ảnh cuốn hút và hấp dẫn hơn. Một số phần mềm chỉnh sửa ảnh đẹp bạn có thể tham khảo đó là:

- Luminar 4

- Adobe Lightroom

- PicMonkey

- Aurora HDR

- Pixlr Editor

- Corel PaintShop Pro

- DxO Optics Pro 10

7. Hướng các đường dẫn vào chủ thể

Hướng các đường dẫn vào chủ thể khi chụp ảnh chân dung sẽ giúp tạo ra một lối vào trong khung hình, giúp người xem tập trung vào người được chụp. Điều này tạo ra một liên kết mạnh mẽ và tạo sự tương tác với người xem. Ngoài ra, kỹ thuật này còn đem tới một số lợi ích khác như là:

- Tăng tính thẩm mỹ và truyền tải thông điệp: Hướng các đường dẫn vào chủ thể giúp tạo ra một luồng di chuyển tự nhiên trong ảnh. Nó tạo ra một sự hài hòa và cân đối trong khung hình, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng.

- Tạo cảm giác sâu sắc và chuyên nghiệp: Hướng các đường dẫn vào chủ thể giúp tạo ra sự chuyên nghiệp và tạo cảm giác sâu sắc trong ảnh. Nó tạo ra một sự sắp xếp hợp lý và hướng mắt người xem theo một hướng cụ thể.

- Tạo sự tương tác và câu chuyện: Bằng cách hướng các đường dẫn vào chủ thể, ta kích thích sự tương tác và tạo ra một câu chuyện trong ảnh. Điều này có thể tạo ra sự tò mò giúp người xem cảm thấy họ tham gia vào cảnh chụp.

8. Chọn background đẹp hoặc ít đồ vật, chi tiết gây rối

Muốn chụp ảnh chân dung đẹp, bạn nên chọn background đẹp hoặc ít đồ vật, chi tiết gây rối, mục đích chính là tránh làm chủ thể bị chìm. Nhất là với các bạn đang tập chụp ảnh hoặc không có nhiều kinh  nghiệm nhiếp ảnh thì việc chọn phông nền đơn giản sẽ dễ xử lý hơn so với việc chọn những phông nền phức tạp.  

9. Lấy nét chuẩn vào khuôn mặt

Chụp ảnh chân dung chủ yếu cần tập trung vào khuôn mặt nên bạn cần lấy nét chuẩn vào gương mặt của mẫu ảnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng chế độ chụp ảnh tự động vì chế độ này sẽ rất khó để căn chỉnh góc, ánh sáng, độ tương phản và các yếu tố liên quan khác.

10. Áp dụng kỹ thuật chụp ảnh chân dung xóa phông

Với những phông nền xấu hoặc không phù hợp, bạn có thể sử dụng kỹ thuật tách phông nền trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh mà không cần phải thực hiện chụp lại ảnh. Sau khi đã tách nền, bạn có thể thêm bất kỳ loại nền nào mà mình muốn, miễn sao là nó phù hợp với bối cảnh và chủ đề chụp hình.

11. Nắm vững nguyên tắc và luôn sáng tạo

Muốn có được tấm ảnh chân dung đẹp, bạn cần nắm vững nguyên tắc chụp ảnh cơ bản. Từ những kiến thức cơ bản này, bạn hãy sáng tạo theo ý của mình để có được những bức ảnh đẹp và độc đáo. Không nên dập khuôn quy tắc vào tất cả các bức hình vì điều này sẽ khiến bức ảnh của bạn chỉ mang một màu sắc và dễ gây nhàm chán với người nhìn.

12. Chọn góc chụp chân dung đẹp

Muốn chụp ảnh chân dung đẹp, bạn cần chọn được góc chụp ảnh đẹp và phù hợp. Góc chụp phù hợp sẽ giúp bạn lấy được những đường nét đẹp nhất trên khuôn mặt của mẫu, bắt được những biểu cảm chân thực nhất của người được chụp.

Trên đây là 13 cách chụp ảnh chân dung đẹp mà Unica muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Chúc các bạn có những bức ảnh chân dung tuyệt đẹp.

Khám phá bộ ảnh


ảnh hoa phượng

Studio chụp ảnh đẹp Chụp ảnh đẹp
Người đẹp Ảnh người đẹp
Lào Cai mùa lúa chín Lào Cai mùa lúa chín
Hoa Gạo Bắc Giang Hoa Gạo Bắc Giang
Nhà hàng trả cá tân bình Nhà hàng
Ảnh sen Ảnh sen
Ảnh hoa tường vi Ảnh hoa tường vi
Ảnh sen cô tấm Ảnh sen cô tấm
Hoa phượng Hoa phượng
Văn Miếu Văn Miếu
Ảnh nội thất đẹp Ảnh nội thất đẹp
Vẻ đẹp Việt Nam Vẻ đẹp Việt Nam